Trong video này các em sẽ được hướng dẫn về cách viết đồng phân, cách gọi tên các ankin, tìm hiểu tính chất vật lí của ankin. Ngoài ra chúng ta còn tìm hiểu kĩ về phản ứng cộng tác nhân đối xứng như cộng Hidro, cộng Brom vào ankin.
Bài giảng này cung cấp các kiến thức về ankin: phản ứng cộng tác nhân bất đối xứng của ankin, phản ứng đime hóa, trime hóa, phản ứng thế nguyên tử kim loại của ankin có liên kết ba đầu mạch và phản ứng oxi hóa. Qua bài giảng này các em cũng nắm được cách điều chế và phương pháp nhận biết cũng như cách tách ankin khỏi hỗn hợp với các chất khác.
Ankadien là hidrocacbon không no mạch hở phân tử có hai liên kết đôi điển hình nhất là buta-1,3-dien. Bài giảng này sẽ giúp các em:
- Nắm được đặc điểm cấu tạo và công thức chung cũng như biết cách phân loại các ankadien
- Biết cách viết đồng phân và gọi tên các ankadien
- Nắm được tính chất hóa học của ankadien: phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp, phản ứng oxi hóa
- Biết cách điều chế, nhận biết ankadien
Các em nhớ đăng kí kênh để theo dõi các video khác nữa nhé
Anken hay còn gọi là olefin là hidrocacbon không no mạch hở có một liên kết đôi trong phân tử. Qua bài học này các em sẽ nắm được:
- Đặc điểm cấu tạo và công thức chung của anken
- Biết cách viết đồng phân (đặc biệt là đồng phân hình học) cách gọi tên các anken
- Tính chất hóa học (phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp và phản ứng oxi hóa) của anken
- Cách điều chế và phương pháp nhận biết anken
Mời các em tiếp tục theo dõi phần 2 của bài học Anken trong chương trình Hóa học lớp 11 nhé:
Sắt là kim loại phổ biến thứ hai. Sắt rất quen thuộc với chúng ta nhưng bạn đã hiểu biết gì về sắt? Hãy theo dõi bài giảng sau để nắm vững kiến thức về sắt nhé. Sau bài học chúng ta có thể thư giãn và ôn lại về sắt với bài vè ở đây.
Nào chúng ta vào bài học nhé:
Hợp chất sắt (II) là một phần kiến thức quan trọng trong chương trình Hóa học 12. Có nhiều "bẫy" kiến thức trong phần hợp chất của sắt (II) mà các bạn cần biết để tránh sai lầm trong quá trình làm bài tập. Đó là những bẫy nào chúng ta hãy cùng tìm hiểu ở bài học sau đây:
Ở bài giảng này các em sẽ được cung cấp kiến thức về tính chất của các hợp chất sắt (III) như sắt (III) oxit, sắt (III) hidroxit, muối sắt (III). Ngoài ra các em cũng biết thêm về tính chất của sắt từ oxit. Bài giảng cũng đề cập đến phương pháp điều chế các hợp chất này. Học phần sắt (III) cũng là một hợp phần rất quan trọng trong các đề thì các em cần lưu ý nhé!
Nhôm là kim loại phổ biến nhất trong vỏ trái đất. Nhôm cũng rất quen thuôc và được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Các ứng dụng đó của nhôm là dựa trên tính chất nào vậy? Các em hãy cùng vào bài học hôm nay để hiểu rõ hơn về nhôm và các ứng dụng đó của nhôm dựa trên tính chất nào nhé!
Học phần về nhôm và hợp chất là một trong các nội dung trọng tâm của phần kiến thức về kim loại lớp 12. Đặc trưng chung của phần hợp chất liên quan nhiều đến lí thuyết về axit bazơ, chất lưỡng tính. Ở bài giảng này các em sẽ được tiếp cận nội dung dựa trên thang axit bazơ hoàn toàn mới lạ dễ hiểu. Em hãy chú ý theo dõi nhé!
Nước mà lại cứng à. Nghe có vẻ vô lí nhưng đó lại là thật đấy! Vậy thế nào là nước cứng, có những loại nước cứng nào. Nước cứng có tác hại gì và làm thế nào để nước hết cứng. Tất cả các câu hỏi đó sẽ được giải đáp trong video sau: