Chuyên đề 12. Hiđrocacbon

Đồng đẳng, đồng phân, tên gọi và ứng dụng của các loại hiđrocacbon

A. ANKAN

1. Khái niệm và đồng đẳng

- Định nghĩa: ankan (còn gọi là parafin) là những hiđrocacbon no, mạch hở.

- Công thức chung: CnH2n+2 (n ≥ 1).

2. Đồng phân

     Ankan chỉ có đồng phân mạch C khi có từ 4C trở lện.

3. Danh pháp

- Tên thay thế:

Số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + tên mạch chính + an

(trong đó mạch C dài nhất, nhiều nhánh nhất là mạch chính).

Xem tiếp...

Lí thuyết về tính chất hoá học và điều chế hiđrocacbon

     Bài viết này đề cập đến tính chất hoá học và phương pháp điều chế các loại hiđrocacbon đã học trong chương trình.

A. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

I. Ankan

1. Phản ứng thế (Cl2/as hoặc Br2/t0)


CnH2n+2 + xX2 → CnH2n+2-xXx + xHX

- Về nguyên tắc các nguyên tử H trong phân tử ankan có thể bị thay thế lần lượt từ 1 đến hết.

- Khả năng phản ứng: Cl2 > Br2 > I2 và Cbậc 3> Cbậc 2 > Cbậc 1. Sản phẩm chính là sản phẩm ưu tiên thế X vào H của C bậc cao (C có ít H hơn). C bậc a là C liên kết với a nguyên tử C khác.

- Phản ứng thế xảy ra theo cơ chế gốc tự do - dây chuyền gồm 3 giai đoạn.

Xem tiếp...

Phản ứng thế H ở nguyên tử C mang liên kết ba

      Nguyên tử C mang liên kết ba ở trạng thái lai hoá sp. Nguyên tử này có độ âm điện lớn nên H gắn với các nguyên tử C này thường linh động hơn vì vậy chúng dễ dàng bị thế bởi các ion như Ag+. Không chỉ ank-1-in mà tất cả các hiđrocacbon còn nguyên tử H ở C mang liên kết ba đều có khả năng tham gia vào phản ứng này.

- Phương trình phản ứng tổng quát:

2CHΞC-R + Ag2 2CAgΞC-R↓ (vàng) + H2O

CH≡CH + Ag2O → CAgΞCAg↓ (vàng) + H2O

                                          (Bạc axetilua)

Xem tiếp...

Phản ứng thế halogen và thế nitro của hiđrocacbon

     Hiđrocacbon có thể tham gia phản ứng thế với nhiều loại tác nhân khác nhau. Trong bài này ta chỉ đề cập đến phản ứng thế halogen và thế nitro. Tuỳ thuộc vào từng loại hiđrocacbon mà điều kiện tiến hành phản ứng có sự khác nhau. Bài tập về phản ứng thế halogen và thế nitro thường xoay quanh việc xác định số lượng sản phẩm thế, sản phẩm chính, cách tiến hành phản ứng để được sản phẩm theo yêu cầu của bài...

1. Phản ứng thế vào ankan

- Điều kiện phản ứng: Cl2/as hoặc Br2/t0.

- Phản ứng tổng quát:

Xem tiếp...

Phản ứng cộng HX và trùng hợp của hiđrocacbon

1. Phản ứng cộng HX (HCl, HBr và HOH (H2O)).

a. Phản ứng cộng HX vào anken

- Phương trình phản ứng tổng quát cộng HX vào anken:

CnH2n + HX → CnH2n+1X

- Chú ý: 

Xem tiếp...

Phản ứng cộng brom của hiđrocacbon

     Cũng như phản ứng hiđro hoá, phản ứng cộng brom là dạng bài tập cơ bản và thường gặp trong phần hiđrocacbon. 

1. Đặc điểm cấu tạo của hiđrocacbon tham gia phản ứng

     Hiđrocacbon tham gia vào phản ứng cộng hiđro phải có ít nhất 1 trong số các đặc điểm sau:

- Có liên kết pi ngoài vòng benzen.

- Có vòng no không bền (xicloankan vòng 3 hoặc 4 cạnh).

2. Điều kiện và cách thức phản ứng

Xem tiếp...

Phản ứng cộng hiđro của hiđrocacbon

     Bài toán về phản ứng cộng hiđro (hay còn gọi là phản ứng hiđro hoá) là dạng bài tập cơ bản và hay gặp trong phần hiđrocacbon. Liên quan đến phản ứng này, các em cần nắm vững:

1. Đặc điểm cấu tạo của hiđrocacbon tham gia phản ứng

     Hiđrocacbon tham gia vào phản ứng cộng hiđro phải có ít nhất 1 trong số các đặc điểm sau:

- Có liên kết pi.

- Có vòng no không bền (vòng 3 hoặc 4 cạnh).

2. Điều kiện và cách thức phản ứng

Xem tiếp...

Phản ứng đốt cháy hỗn hợp các hiđrocacbon

     Các hiđrocacbon đều dễ dàng tham gia phản ứng đốt cháy. Phản ứng cháy có thể xảy ra với 1 hiđrocacbon hoặc hỗn hợp các hiđrocacbon. Trong bài này chỉ đề cập đến phản ứng đốt cháy hỗn hợp các hiđrocacbon. Để giải được các bài toán đốt cháy hỗn hợp các hiđrocacbon, các em phải nắm được đặc điểm phản ứng đốt cháy của từng loại hiđrocacbon cụ thể và biết kết hợp đặc điểm phản ứng đốt cháy của từng loại trong bài toán hỗn hợp:

1. Đốt cháy ankan

- Phương trình tổng quát: 

CnH2n+2 + (3n + 1)/2O2 → nCO2 + (n + 1)H2O

- Đặc điểm của phản ứng đốt cháy ankan:

Xem tiếp...

Phản ứng đốt cháy 1 hiđrocacbon

     Các hiđrocacbon đều dễ dàng tham gia phản ứng đốt cháy. Phản ứng cháy có thể xảy ra với 1 hiđrocacbon hoặc hỗn hợp các hiđrocacbon. Trong bài này chỉ đề cập đến phản ứng đốt cháy 1 hiđrocacbon. Để giải được các bài toán đốt cháy hiđrocacbon, các em phải nắm được đặc điểm phản ứng đốt cháy một số loại hiđrocacbon điển hình trong chương trình:

1. Đốt cháy ankan

- Phương trình tổng quát: 

CnH2n+2 + (3n + 1)/2O2 → nCO2 + (n + 1)H2O

- Đặc điểm của phản ứng đốt cháy ankan:

Xem tiếp...

Phản ứng cháy của xicloankan

- Tương tự như các loại hiđrocacbon khác, xicloankan dễ dàng tham gia vào phản ứng đốt cháy theo phương trình tổng quát:

CnH2n + 3n/2O2  → nCO2 + nH2O

→ Phản ứng đốt cháy monoxicloankan cho nH2O = nCO2.

- Nếu đốt cháy hỗn hợp gồm xicloankan và ankan thì:

Xem tiếp...