Chương 5. Đại cương về kim loại

Ăn mòn kim loại

Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của môi trường xung quanh.

- Ăn mòn kim loại có hai loại là ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa.

     + Ăn mòn hóa học do kim loại tác dụng trực tiếp với chất oxi hóa có trong môi trường, trong loại ăn mòn này electron được chuyển trực tiếp từ kim loại sang môi trường nên không sinh ra dòng điện.

Xem tiếp...

Dãy điện hóa của kim loại

     Dãy điện hóa là một dãy các cặp oxi hóa - khử được xếp theo chiều tính oxi hóa của dạng oxi hóa tăng dần và tính khử của dạng khử giảm dần. Dãy điện hóa được xây dựng từ thực nghiệm. Thế điện cực của các cặp oxi hóa - khử tăng dần từ trái sang phải. Dựa vào dãy điện hóa chúng ta có thể dự đoán chiều hướng phản ứng giữa các cặp oxi hóa - khử, tính được suất điện động của pin điện tạo thành từ các cặp oxi hóa - khử, so sánh được tính chất của các cặp oxi hóa - khử ...

Xem tiếp...

Kim loại tác dụng với axit có tính oxi hóa mạnh

     Bài viết này đề cập đến phản ứng của kim loại với dung dịch axit có tính oxi hóa mạnh điển hình là axit nitric và axit sulfuric đặc nóng hoặc hỗn hợp của axit nitric với axit khác. Đây là một dạng bài tập quen thuộc và rất quan trọng, tuy nhiên nếu biết cách học chúng ta sẽ thấy loại bài tập này hoàn toàn không khó.

Xem tiếp...

Kim loại tác dụng với axit không có tính oxi hóa mạnh

    Ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về phản ứng của kim loại với axit không có tính oxi hóa mạnh điển hình là axit clohiđric (HCl) và axit sulfuric loãng (H2SO4). Khi làm bài tập về phản ứng của kim loại với axit loại này chúng ta cần chú ý một số vấn đề sau:

Xem tiếp...

Kim loại tác dụng với dung dịch muối

- Phản ứng của kim loại với dung dịch muối còn được gọi là phản ứng thuỷ luyện.

- Khi cho kim loại vào dung dịch muối thì xảy ra các khả năng sau:

    + Nếu kim loại là Na, K, Ba, Ca (hoặc một số kim loại kiềm, kiềm thổ khác) thì kim loại tác dụng với nước tạo thành dung dịch kiềm và hiđro. Sau đó kiềm mới tác dụng với dung dịch muối (phản ứng chỉ xảy ra nếu sau phản ứng có kết tủa, bay hơi hoặc điện ly yếu).

Xem tiếp...

Kim loại tác dụng với nước và kiềm

    Trong số các kim loại thường gặp chỉ có một số kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ thường (ta thường gặp là Na, K, Ba, Ca) tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí hiđro. Chính vì phản ứng với nước mà chúng ta cần chú ý khi cho các kim loại này vào các dung dịch (chẳng hạn như dung dịch kiềm) thì chúng cũng có phản ứng với nước. Ngoài ra một số kim loại khác cũng tác dụng với dung dịch kiềm loãng ở điều kiện thường như nhôm, kẽm, ...

- Phương trình tổng quát:

2M + 2nH2O → 2M(OH)n + nH2

Xem tiếp...

Kim loại tác dụng với phi kim

     Trong bài viết này chúng ta tìm hiểu về phản ứng của kim loại với phi kim (thường gặp là oxi, lưu huỳnh và clo). Trong phản ứng này cần lưu ý một số vấn đề sau:

1. Với oxi

- Oxi tác dụng mạnh ở nhiệt độ thường với các kim loại mạnh, các kim loại trung bình phản ứng ở nhiệt độ cao còn với các kim loại sau Cu (trong dãy hoạt động hóa học) sẽ không phản ứng (vì vậy chúng ta thấy vàng, bạc và bạch kim thường dùng làm trang sức do vẻ sáng của nó không bị mất do phản ứng với oxi).

Xem tiếp...

Lý thuyết về đại cương kim loại

      Ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu các vấn đề lý thuyết về kim loại như vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn, cấu tạo của nguyên tử kim loại, cấu tạo của tinh thể kim loại, liên kết kim loại, tính chất vật lý chung, tính chât hóa học chung của kim loại, cách điều chế kim loại, ăn mòn kim loại.. 

I. VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI TRONG BẢNG TUẦN HOÀN

      Hơn 80% các nguyên tố hóa học là kim loại. Trong bảng tuần hoàn, kim loại gồm: 

Xem tiếp...

Sự điện phân

     Điện phân là quá trình oxi hóa - khử xảy ra trên bề mặt các điện cực dưới tác dụng của dòng điện một chiều đi qua dung dịch điện ly hoặc chất điện ly nóng chảy.

     Quá trình điện phân xảy ra qua bốn giai đoạn:

Xem tiếp...

Điều chế kim loại và phản ứng nhiệt luyện

     Do kim loại có rất nhiều tính chất vật lý quý báu, mặt khác trong tự nhiên rất hiếm kim loại có sẵn nên chúng ta phải điều chế kim loại. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là dùng chất khử, khử ion kim loại có trong kim loại thành kim loại đơn chất. Quá trình này còn gọi là hoàn nguyên kim loại.

     Tùy theo chất khử sử dụng khác nhau mà chúng ta có các phương pháp điều chế sau:

Xem tiếp...