Kim loại kiềm thổ là những kim loại có tính khử mạnh (chỉ kém kim loại kiềm). Trong các phản ứng các kim loại kiềm thổ đều thể hiện hóa trị 2. Chúng tác dụng dễ dàng với các phi kim như oxi, clo, lưu huỳnh tạo thành oxit hoặc muối. Chúng cũng dễ dàng phản ứng với các dung dịch axit. Với nước Mg được coi là không phản ứng ở nhiệt độ thường còn Ca và Ba phản ứng mạnh tạo thành dung dịch kiềm và khí Hidro. Chính vì vậy khi cho vào dung dịch muối Mg đẩy các kim loại đứng sau còn Ca và Ba thì phản ứng tương tự như các kim loại kiềm.
1. Khái niệm và phân loại
- Nước cứng là loại nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+ (do trong chu trình vận chuyển của nước có giai đoạn nước ở trong đất nên hòa tan các hợp chất chứa Ca và Mg). Nước chứa ít hoặc không chứa các ion trên là nước mềm.
Kim loại kiềm thổ tạo thành nhiều loại muối khác nhau trong đó quan trong nhất là muối cacbonat, muối clorua, muối sulfat; đặc biệt là muối của canxi. Các muối clorua của kim loại kiềm thổ đều tan, muối cacbonat trung hòa thì kết tủa nhưng muối cacbonat axit thì tan tốt, muối sulfat của Mg tan tốt của Ca ít tan còn của Ba không tan cả trong axit mạnh.
- Kim loại kiềm thổ hay kim loại nhóm IIA gồm Be, Mg, Ca, Sr, Ba và Ra trong đó Radi là nguyên tố phóng xạ. Chúng ta thường gặp Mg, Ca và Ba. Đây đều là những kim loại có tính khử mạnh (nhưng yếu hơn kim loại kiềm cùng chu kì). Be và Mg có cấu trúc lục phương; Ca và Sr có cấu trúc lập phương tâm diện còn Ba có cấu trúc lập phương tâm khối.
Các bài tập tổng hợp thường đề cập đến nhiều kiến thức. Vì vậy để giải được dạng bài tập này đòi hỏi người học phải có vốn hiểu biết rộng. Mời các bạn tham khảo một số bài toán tổng hợp về kim loại kiềm và hợp chât:
- Hiđroxit của các kim loại kiềm đều có dạng MOH. Đây đều là những bazơ mạnh tan tốt trong nước. Chúng làm cho quỳ tím chuyển sang màu xanh, phenolphtalein chuyển sang màu hồng. Chúng tác dụng với oxit axit tùy tỷ lệ cho ra muối axit hoặc muối trung hòa. Chúng tác dụng mạnh với axit, với dung dịch muối, với một số khí và các chất lưỡng tính...
Kim loại kiềm là những kim loại có tính khử mạnh nhất. Kim loại kiềm tác dụng mạnh với nước, với hầu hết các phi kim thường gặp: với oxi tạo oxit hoặc peoxit (tùy điều kiện), với phi kim khác tạo muối, với dung dịch axit thì phản ứng với axit trước - nước sau, với các dung dịch khác thì phản ứng với nước, ...
- Muối cacbonat của kim loại kiềm có hai loại là muối axit MHCO3 và M2CO3. Các muối này đều tan tốt trừ NaHCO3 ít tan. Các dung dịch muối cacbonat của kim loại kiềm đều có môi trường kiềm trong đó dung dịch muối axit có môi trường kiềm yếu hơn dung dịch muối trung hòa. Muối trung hòa là bazơ Bronsted còn muối axit là chất lưỡng tính. Trong phản ứng của muối cacbonat với dung dịch axit cần lưu ý bài toán phản ứng nối tiếp (khi cho từ từ).
- Kim loại nhóm kiềm hay kim loại nhóm IA gồm Li, Na, K, Rb, Cs và Fr. Trong các kim loại này chúng ta thường gặp là Na và K.
- Các kim loại kiềm đều có cấu trúc lập phương tâm khối nên rất nhẹ, chúng dễ nóng chảy và mềm. Li là kim loại nhẹ nhất, Cs do có bán kính nguyên tử lớn nên dùng làm tế bào quang điện, Fr là nguyên tố phóng xạ.
Page 2 of 2