Bài 5: Glucozơ (Glucose)

Bài 1 (25). Glucozơ và fructozơ:

A. Đều tạo được dung dịch màu xanh lam khi tác dụng với Cu(OH)2.

B. Đều có nhóm chức CHO trong phân tử.

C. Là hai dạng thù hình của cùng một chất.

D. Đều tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở.

            Lời giải

Glucozơ và fructozơ:

A. Đều tạo được dung dịch màu xanh lam khi tác dụng với Cu(OH)2.

(B sai vì glucozơ có nhóm chức CHO còn fructozơ thì không; C sai vì 2 chất này là đồng phân của nhau; D sai vì các chất tồn tại chủ yếu dạng mạch vòng).

Bài 2 (25). Cho các dung dịch: glucozơ, glixerol, fomanđehit, etanol. Có thể dùng thuốc thử nào dưới đây để phân biệt được cả 4 dung dịch trên:

            A. Cu(OH)2                                                    B. Dung dịch AgNO3 trong NH3

                C. Na kim loại                                                 D. Nước brom

            Lời giải

 

Thuốc thử có thể dùng thuốc thử nào dưới đây để phân biệt được cả 4 dung dịch glucozơ, glixerol, fomanđehit, etanol là:

            A. Cu(OH)2

 

Glucozơ

Glixerol

Fomanđehit

Etanol

Cu(OH)2, t0 thường

dd xanh lam

dd xanh lam

x

x

Cu(OH)2, t0

kết tủa đỏ gạch

dd xanh lam

kết tủa đỏ gạch

x

(Dùng AgNO3/NH3 hoặc nước Brom chỉ chia 4 chất cần nhận biết thành 2 nhóm: Nhóm 1 (glucozơ, fomanđehit) tạo kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3 hoặc làm mất màu dung dịch brom; Nhóm II (glixerol, etanol) không phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 hoặc dung dịch brom; Nếu dùng thuốc thử Na thì cả 4 dung dịch đều tạo ra khí không màu do chất tan hoặc nước phản ứng với Na).

Bài 3 (25). Cacbohiđrat là gì? Có mấy loại cacbohidrat quan trọng? Nêu định nghĩa từng loại và lấy ví dụ minh họa?

            Lời giải

- Cacbohidrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức và thường có công thức chung là Cn(H2O)m.

- Có 3 loại cacbohidrat quan trọng là:

            + Monosaccarit: là các cacbohidrat đơn giản nhất và không bị thủy phân (glucozơ, fructozơ).

            + Đisaccarit: là các cacbohidrat khi bị thủy phân tạo ra 2 phân tử monosaccarit (saccarozơ, mantozơ).

            + Polisaccarit: là các cacbohidrat phức tạp khi thủy phân đến cùng mỗi phân tử sinh ra nhiều phân tử monosaccarit (tinh bột, xenlulozơ).

Bài 4 (25). Những thí nghiệm nào chứng minh được cấu tạo phân tử của glucozơ?

            Lời giải

- Các thí nghiệm tìm ra cấu tạo mạch hở của glucozơ:

            + Glucozơ có phản ứng tráng bạc và bị oxi hóa bởi nước brom tạo thành axit gluconic (chứng tỏ glucozơ có nhóm chức –CHO).

            + Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam (chứng tỏ phân tử glucozơ có nhiều nhóm OH liền kề).

            + Glucozơ tạo este chứa 5 gốc axit CH3COO khi phản ứng với (CH3CO)2O (chứng tỏ phân tử glucozơ có 5 nhóm OH).

            + Khử hoàn toàn glucozơ thu được hexan (chứng tỏ 6 nguyên tử C trong phân tử glucozơ tạo thành một mạch không nhánh).

- Thí nghiệm tìm ra cấu tạo mạch vòng:

            + Glucozơ tác dụng với CH3OH tạo ra sản phẩm chứa 1 nhóm chức ete dạng – O – CH3 (chứng tỏ glucozơ chỉ có 1 nhóm –OH hemiaxetal có phản ứng).

Bài 5 (25). Trình bày cách nhận biết các hợp chất trong dung dịch của mỗi dãy sau bằng phương pháp hóa học:

a. Glucozơ, glixerol, etanol, axit axetic.

b. Fructozơ, glixerol, etanol.

c. Glucozơ, fomanđehit, etanol; axit axetic.

            Lời giải

a. Glucozơ, glixerol, etanol, axit axetic.

 

Glucozơ

Glixerol

Etanol

Axit axetic

Quỳ tím

Tím

Tím

Tím

Đỏ

Dung dịch Br2

Nhạt màu

x

x

đã nhận ra

Cu(OH)2

đã nhận ra

Dung dịch xanh

x

đã nhận ra

            CH2OH[CHOH]4CHO + Br2 + H2O → CH2OH[CHOH]4COOH + 2HBr

            2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O

b. Fructozơ, glixerol, etanol.

 

Fructozơ

Glixerol

Etanol

Dung dịch AgNO3 trong NH3

Ag

x

x

Cu(OH)2

đã nhận ra

Dung dịch xanh

x

            Fructozo → 2Ag

            2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O

c. Glucozơ, fomanđehit, etanol; axit axetic.

 

Glucozơ

Fomanđehit

Etanol

Axit axetic

Quỳ tím

Tím

Tím

Tím

Đỏ

Cu(OH)2

Dung dịch xanh

x

x

đã nhận ra

AgNO3/NH3

đã nhận ra

kết tủa Ag

 

đã nhận ra

            2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O

            HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4Ag + 4NH4NO3

Bài 6 (25). Để tráng một chiếc gương soi, người ta phải đun nóng dung dịch chứa 36 gam glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch bạc nitrat trong amoniac. Tính khối lượng bạc đã sinh ra bám vào mặt kính của gương và khối lượng bạc nitrat cần dùng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

            Lời giải

Sơ đồ phản ứng tráng bạc:

                                    C6H12O6 → 2Ag

Theo sơ đồ:                 180 gam     2.108 gam

Theo bài:                     36 gam → 36.2.108:180  = 43,2 gam