Chương 5. Nhóm VIIA. Halogen

Hợp chất của halogen

I. HIĐRO HALOGENUA (HX) VÀ MUỐI HALOGENUA

1. Hiđro halogenua

- Tất cả đều là chất khí, tan nhiều trong nước, điện li hoàn toàn (trừ HF) tạo thành dung dịch axit mạnh.

- Thứ tự tính axit và tính khử tăng dần: HF < HCl < HBr < HI

- Tính axit mạnh của HCl, HBr và HI:

     + Làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.

     + Tác dụng với kim loại đứng trước H → muối trong đó kim loại có hóa trị thấp + H2.

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

     + Tác dụng với oxit kim loại → muối (trong đó kim loại giữ nguyên hóa trị) + H2O.

Fe3O4 + 8HCl → 4H2O + FeCl2 + 2FeCl3       

(HI + muối sắt (III) → muối sắt (II) + I2)

     + Tác dụng với bazơ → muối (trong đó kim loại giữ nguyên hóa trị) + HO.

Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O

     + Tác dụng với muối → muối mới + axit mới

Na2CO­3 + 2HBr → 2NaBr + H2O + CO2

- Tính khử thể hiện khi tác dụng với các chất oxi hóa mạnh (xem phần điều chế Clo).

- HF có tính chất riêng là ăn mòn thủy tinh:               

4HF + SiO2 → SiF4 + 2H2O

Khắc chữ trên thủy tinh bằng axit HF

- Điều chế:

     + Phương pháp sunfat (trong phòng thí nghiệm): (HBr và HI không dùng được cách này do có tính khử)

NaCl rắn + H2SO4 đặc → NaHSO4 + HCl (≤ 2500C)

2NaCl rắn + H2SO4 đặc → Na2SO­4 + 2HCl (≥ 4000C)

Điều chế HCl trong phòng thí nghiệm

     + Phương pháp tổng hợp (trong công nghiệp):

H2 + Cl2 → 2HCl (ánh sáng, nhiệt độ cao)

HF được điều chế nhờ phản ứng:

CaF2 + H2SO4 → CaSO4 + 2HF ở 2500C

HBr, HI được điều chế nhờ phản ứng thủy phân PBr3, PI3.

PBr3 + 3H2O → H3PO3 + 3HBr

2. Muối halogenua

- Các muối clorua hầu hết đều tan trừ PbCl2 và AgCl, CuCl, Hg2Cl2. Tính tan của muối bromua và iođua tương tự clorua.

- Để nhận biết ion X- có thể dùng thuốc thử là dung dịch AgNO3:

     + AgF tan trong dung dịch.

     + AgCl kết tủa trắng (AgCl tan trong dung dịch amoniac do tạo phức với NH3).

AgCl

     + AgBr kết tủa vàng nhạt (không tan trong NH3 dư).

     + AgI kết tủa vàng đậm (không tan trong NH3 dư)

AgI

- Các muối AgX kết tủa thường dễ bị phân hủy bởi nhiệt hoặc ánh sáng:     

2AgX → 2Ag + X2

II. AXIT HIPOCLORƠ (HClO) VÀ MUỐI HIPOCLORIT

- Là axit rất yếu, yếu hơn cả axit cacbonic:                            

CO2 + H2O + KClO → KHCO3 + HClO

- Kém bền, chỉ tồn tại được trong dung dịch nước:                

HClO → HCl + O

- HClO và muối của nó đều có tính oxi hóa rất mạnh.

III. AXIT CLORIC (HClO3) VÀ MUỐI CLORAT

- Là axit khá mạnh, tan nhiều trong nước, có tính oxi hóa mạnh.

- Muối KClO3 được dùng làm thuốc nổ, diêm tiêu:                

6P + 5KClO3 → 3P2O5 + 5KCl

- Nhiệt phân KClO3:

     + Nếu có xúc tác MnO2:                                

2KClO3 → 2KCl + 3O2

     + Nếu không có xúc tác MnO2:                     

4KClO3­ → 3KClO4 + KCl

- Điều chế: nhiệt phân HClO:            

3HClO → HClO3 + 2HCl

IV. AXIT PECLORIC (HClO4VÀ MUỐI PECLORAT

- Là axit rất mạnh, tan nhiều trong nước. Phản ứng loại nước từ HClO4 có mặt P2O5 → Cl2O.

2HClO4 → Cl2O7 + H2O

- Điều chế từ KClO4

KClO4 + H2SO4 → HClO4 + KHSO4

Chú ý: Từ HClO đến HClO4: Tính axit và tính bền tăng, tính oxi hóa giảm.

     Mời các bạn tham khảo các bài tập sau của hochoaonline.net: