Ngoài phản ứng thế vào nhân thơm là phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon thơm thì benzen và các hiđrocacbon thơm khác còn có thể tham gia vào phản ứng cộng, phản ứng oxi hóa và một số phản ứng khác.
1. Phản ứng cộng
CnH2n-6 + 3H2 → xicloankan CnH2n (Ni, t0)
C6H5CH3 + 3H2 → C6H11CH3 (Ni, t0)
C6H6 + 3H2 → xiclohexan (Ni, t0)
C6H6 + 3Cl2 → C6H6Cl6 (as) (hexacloran hay 666 hay 1,2,3,4,5,6 - hexacloxiclohexan)
C6H5-CH=CH2 + H2 → C6H5-CH2-CH3 (Ni, t0)
C6H5-CH=CH2 + 4H2 → C6H11-CH2-CH3 (Ni, t0)
C6H5-CH=CH2 + Br2 dung dịch → C6H5-CHBr-CH2Br
2. Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn
- Benzen không làm mất màu dung dịch KMnO4.
- Các đồng đẳng của benzen làm mất màu dung dịch thuốc tím ở nhiệt độ cao mà không làm mất màu dung dịch nước Brom.
C6H5CH3 + 2KMnO4 → C6H5COOK + KOH + 2MnO2 + H2O (t0)
- Stiren làm mất màu dung dịch thuốc tím ở nhiệt độ thường và nhiệt độ cao:
3C6H5CH=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C6H5-CHOH-CH2OH + 2KOH + 2MnO2
3C6H5-CH=CH2 + 10KMnO4 → 3C6H5COOK + 3K2CO3 + KOH + 10MnO2 + 4H2O (t0)
3. Phản ứng trùng hợp
n-C6H5-CH=CH2 → (-CH2-CH(C6H5)-)n (t0, xt, p)
(Polstiren - PS)
Hochoaonline.net mời bạn đọc tham khảo một số bài tập sau: