A. BẠC
1. Cấu hình e nguyên tử và vị trí trong bảng tuần hoàn
- Cấu hình e nguyên tử: 47Ag: [Kr]4d105s1.
- Vị trí: ô 47, chu kỳ 5, nhóm IB.
2. Tính chất vật lí
- Mềm, dẻo, màu trắng.
- Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhất trong các kim loại.
- t0nc = 960,50C, D = 10,5 g/cm3.
3. Tính chất hoá học
Tính khử yếu:
Ag → Ag+ + 1e
- Không tác dụng với oxi ngay cả nhiệt độ cao
- Không tác dụng với H+.
- Tan trong HNO3, H2SO4 đặc:
Ag + 2HNO3 → AgNO3 + H2O + NO2
- Ag có màu đen khi tiếp xúc với không khí hoặc nước có H2S.
4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2O + 2H2O
4. Ứng dụng
- Bạc tinh khiết được dùng làm đồ trang sức, vật trang trí, mạ bạc cho những vật bằng kim loại, chế tạo một số linh kiện vô tuyến điện tử, chế tạo acquy.
- Chế tạo hợp kim.
- Ion Ag+ (với lượng rất nhỏ) có khả năng sát trùng, diệt khuẩn.
B. HỢP CHẤT CỦA BẠC
Hợp chất phổ biến và thường gặp nhất của bạc là AgNO3.
- Phản ứng nhiệt phân:
AgNO3 → Ag + NO2 + 1/2O2
- Bị kim loại mạnh hơn đẩy ra khỏi dung dịch muối:
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
- Phản ứng với các dung dịch muối:
AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3
Phản ứng đặc biệt:
AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag
Hochoaonline.net mời các bạn vận dụng lí thuyết trả lời các câu hỏi sau: