Chương 9. Andehit, xeton, axit cacboxylic

Phản ứng đốt cháy axit cacboxylic

     Cũng giống như các chất hữu cơ khác, axit cacboxylic dễ dàng tham gia vào phản ứng đốt cháy:

- Phương trình phản ứng tổng quát:

CxHyOz + (x + y/4 - z/2)O2 → xCO2 + y/2H2O

- Dựa vào đặc điểm của phản ứng đốt cháy có thể kết luận được loại axit tham gia phản ứng.        

     Thường gặp nhất là các trường hợp sau:

     + Nếu đốt cháy axit thu được nCO2 = nH2O thì axit thuộc loại no, đơn chức, mạch hở:

CnH2n+1COOH  (n + 1)CO2 + (n + 1)H2O (hoặc CmH2mO2 → nCO2 + nH2O)

     + Nếu đốt cháy axit thu được nCO2 - nH2O = naxit thì axit thuộc loại no, 2 chức, mạch hở hoặc không no, 1 liên kết đôi C = C, mạch hở, đơn chức:

CnH2n-2O4 → nCO2 + (n - 1)H2O

CnH2n-2O2 → nCO2 + (n - 1)H2O

- Khi giải bài toán về phản ứng đốt cháy axit cacboxylic cần phải căn cứ vào các đặc điểm kể trên, kết hợp với các định luật bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng, các công thức tính số nguyên tử C, H... như trong bài toán đốt cháy các chất hữu cơ khác.

     Mời các bạn tham khảo một số bài tập sau cùng hochoaonline.net: