Chuyên đề 12. Hiđrocacbon

Lý thuyết về hiđrocacbon thơm

      Hiđrocacbon thơm là hiđrocacbon trong phân tử có chứa vòng benzen trong phân tử.

Một số hidrocacbon thơm

Một số hidrocacbon thơm thường gặp

I. BENZEN

- Công thức phân tử: C6H6.

- Công thức cấu tạo: Phân tử benzen gồm 6 nguyên tử H và 6 nguyên tử C nằm trong cùng một mặt phẳng trong đó 6 nguyên tử C tạo thành hình lục giác đều, mỗi nguyên tử C lại liên kết với một nguyên tử H nữa. Độ dài các liên kết C-C bằng nhau, độ dài các liên kết C-H cũng như nhau. 

Các cách biểu diễn cấu tạo của benzen

1. Tính chất hóa học

a. Phản ứng thế

C6H6 + Br2 → C6H5Br + HBr (Fe, t0)

C6H6 + HNO3 → C6H5NO2 + H2O (H2SO4 đặc, t0)

b. Phản ứng cộng

C6H6 + 3H2 → ­ xiclohexan (Ni, t0)

C6H6 + 3Cl2 → C6H6Cl6 (as) (hexacloran hay 666 hay 1,2,3,4,5,6 - hexacloxiclohexan)

c. Phản ứng oxi hóa

- Benzen không làm mất màu dung dịch KMnO4.

- Oxi hóa hoàn toàn:

C6H6 + 7,5O2 → 6CO2 + 3H2O (t0)

2. Nhận biết benzen

- Thuốc thử: là hỗn hợp HNO3 đặc nóng/H2SO4 đặc.

- Hiện tượng: xuất hiện chất lỏng có màu vàng, mùi hạnh nhân nổi trên bề mặt.

3. Điều chế benzen

- Từ axetilen:                                                  

3C2H2 → C6H6 (C, 6000C)

- Tách H2 từ xiclohexan:                                  

C6H12→ C6H6 + 3H2 (t0, xt)

- Tách H­2 và khép vòng từ n - C6H14:             

n - C6H14 → C6H6 + 4H2 (xt, t0)

II. ĐỒNG ĐẲNG CỦA BENZEN

- Là những hiđrocacbon trong phân tử có chứa 1 vòng benzen và nhánh ankyl.

- Công thức chung: CnH2n-6 (n > 6).

Hay gặp là toluen C6H5CH3, xilen C6H4(CH3)2, cumen C6H5CH(CH3)2

1. Tính chất hóa học

a. Phản ứng thế

- Quy tắc thế vào vòng benzen:

     + Nếu vòng benzen đã có sẵn nhóm thế loại I (là các nhóm chỉ chứa liên kết đơn hoặc có cặp e chưa sử dụng: -OH, ankyl, …) thì phản ứng thế xảy ra dễ hơn so với benzen và ưu tiên thế vào vị trí o-p-.

     + Nếu vòng benzen đã có sẵn nhóm thế loại II (là những nhóm thế có liên kết p: -COOH, -CHO, -CH=CH2) thì phản ứng thế xảy ra khó hơn so với benzen và ưu tiên thế vào vị trí m-.

Chú ý:  Vận dụng quy tắc thế vào vòng benzen thường được đưa ra dưới 2 dạng toán:

     + So sánh khả năng tham gia phản ứng thế vào vòng benzen của các hợp chất thơm.

     + Sử dụng thứ tự hóa chất thích hợp để điều chế o - (p -) hoặc m- NO2-C6H4-Br…

- Do các đồng đẳng của benzen còn có nhánh ankyl nên trong điều kiện thích hợp có thể thế H của nhánh ankyl.

C6H5CH3 + Cl2 → C6H5CH2Cl + HCl (as)

b. Phản ứng cộng

CnH2n-6 + 3H2 → xicloankan CnH2n (Ni, t0)

C6H5CH3 + 3H2  C6H11CH3 (Ni, t0)

c. Phản ứng oxi hóa

- Oxi hóa không hoàn toàn: các đồng đẳng của benzen làm mất màu dung dịch thuốc tím ở nhiệt độ cao mà không làm mất màu dung dịch nước Brom.

C6H5CH3 + 2KMnO4  C6H5COOK + KOH + 2MnO2 + H2O (t0)

- Oxi hóa hoàn toàn:

CnH2n-6 + (3n - 3)/2O2  nCO2 + (n - 3)H2O (t0)

Đặc điểm của phản ứng đốt cháy benzen và đồng đẳng: nH2O < nCO2 và (nCO2 - nH2O)/3 = nRH.

2. Nhận biết đồng đẳng của benzen

     Đồng đẳng benzen làm mất màu dung dịch thuốc tím ở nhiệt độ cao.

III. STIREN (VINYL BENZEN)

- Công thức phân tử C8H8.

- Công thức cấu tạo: C6H5-CH=CH2.

Stiren

1. Tính chất hóa học

     Nhận xét: phân tử stiren được cấu tạo từ 2 phần: vòng benzen và nhánh vinyl (nhóm thế loại II)  tính chất hóa học của stiren được biểu hiện cả ở vòng benzen và nhánh.

a. Phản ứng thế vào vòng benzen

     Ưu tiên thế vào vị trí meta.

b. Phản ứng cộng

C6H5-CH=CH2 + H2  C6H5-CH­2-CH3 (Ni, t0)

C6H5-CH=CH2 + 4H2  C6H11-CH2-CH3 (Ni, t0)

C6H5-CH=CH2 + Br2 dung dịch  C6H5-CHBr-CH2Br

c. Phản ứng trùng hợp

n-C6H5-CH=CH2  (-CH2-CH(C6H5)-)n (t0, xt, p)      

                             (Polstiren - PS)

d. Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn

- Stiren làm mất màu dung dịch thuốc tím ở nhiệt độ thường:

3C6H5CH=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O  3C6H5-CHOH-CH2OH + 2KOH + 2MnO2

- Stiren làm mất màu dung dịch thuốc tím ở nhiệt độ cao:

3C6H5-CH=CH2 + 10KMnO4  3C6H5COOK + 3K2CO3 + KOH + 10MnO2 + 4H2O

2. Nhận biết

- Làm mất màu dung dịch Brom.

- Làm mất màu dung dịch thuốc tím ở nhiệt độ thường.

     Mời các bạn tham khảo bài tập sau của hochoaonline.net: