Chuyên đề 16. Cacbohidrat - Polime

Phản ứng cháy của cacbohiđrat

     Phản ứng cháy của cacbohiđrat rất hiếm gặp trong sách giáo khoa hay các đề thi tuy nhiên trong thực tế việc sử dụng cacbohiđrat làm nhiên liệu (đặc biệt là xenlulozơ) thì rất phổ biến. Phản ứng cháy của cacbohiđrat có một số đặc điểm sau chúng ta cần chú ý:

- nO2 cần dùng = nCO2 sinh ra

- Dựa vào tỷ lệ số mol CO2 và số mol H2O chúng ta có thể xác định được loại cacbohiđrat đã đem đốt cháy. Cụ thể là:

+ Nếu tỷ lệ số mol CO2/H2O = 1 thì thuộc loại monosaccarit (glucozơ hoặc fructozơ)

+ Nếu tỷ lệ số mol CO2/H2O = 12/11 thì đó là đisaccarit (saccarozơ hoặc mantozơ)

+ Nếu tỷ lệ số mol CO2/H2O = 6/5 thì đó thuộc loại polisaccarit (tinh bột hoặc xenlulozơ)

Thực tế khi đun nóng saccarozơ bị mất dần nước và chuyển từ không màu sang màu vàng nhạt rồi vàng đậm, nâu rồi đen. Chúng ta thường sử dụng sản phẩm này để cho vào nấu cá, thịt để tạo màu (gọi là keo đắng hay nước hàng).

Hochoaonline.net xin giới thiệu một số bài tập để các bạn tham khảo: