Các polime thường gặp đều được tạo bởi nhiều mắt xích giống nhau hoặc tương tự nhau liên kết với nhau tạo nên và đều được biểu diễn là (mắt xích)n. Vì vậy trong phần polime có một dạng bài tập đặc trưng là bài toán dựa trên mối quan hệ giữa M, n và cấu tạo của một mắt xích. Cụ thể ta luôn có: M = n. Mmắt xích
Ví dụ: một đoạn mạch xenlulozơ có 1200 mắt xích thì có M = 1200.162 =194400 (ở đây 162 là M của một mắt xích xenlulozơ C6H10O5)
Vấn đề mấu chốt nhất của dạng bài tập này là các bạn phải thuộc cấu tạo của các loại polime thường gặp.
- Với polime trùng hợp thì ta có: Mpolime = n.Mmonome
- Với Polime đồng trùng hợp thì: Mpolime = n.(Mmonome1 + Mmonome2...)
- Với polime trùng ngưng thì: Mpolime = n.(Mmonome - 18)
- Với polime đồng trùng ngưng thì: Mpolime = n.(Mmonome1 + Mmonome2...+ Mnonomex - x.18)
Ví dụ với Caosu Buna - S thì McaosuBuna-S = n.(MC4H6 + MC8H8) ở đây C4H6 và C8H8 là công thức phân tử của Buta-1,3-đien và Stiren.
Với nilon - 6,6 ta có: Mnilon - 6,6 = n.(Mhexametylenđiamin + Maxitađipic - 2.18)
Hochoaonline.net mời các bạn tham khảo một số bài tập sau: