Liên quan đến phản ứng oxi hoá - khử có một đại lượng rất quan trọng đòi hỏi học sinh phải nắm vững là số oxi hoá. Vậy số oxi hoá là gì và có những quy tắc nào để xác định số oxi hoá? Bài viết sau đây sẽ làm rõ các câu hỏi này.
1. Khái niệm
Số oxi hoá của nguyên tố là điện tích của nguyên tử trong phân tử nếu giả định tất cả các liên kết trong phân tử đều là liên kết ion.
Như vậy, theo khái niệm này thì số oxi hoá chỉ là một con số giả định.
2. Các quy tắc xác định số oxi hoá
- Trong các đơn chất, số oxi hoá của nguyên tố bằng 0.
- Trong một phân tử, tổng số oxi hoá của các nguyên tử nhân với số nguyên tử của từng nguyên tố bằng 0.
- Trong các ion đơn nguyên tử số oxi hoá của các nguyên tố bằng điện tích của ion đó. Trong ion đa nguyên tử, tổng số oxi hoá của các nguyên tố nhân với số nguyên tử bằng điện tích của các ion.
- Trong hầu hết các hợp chất, số oxi hoá của H là +1 (trừ trong hiđrua kim loại NaH, CaH2...). Số oxi hoá của O bằng -2 (trừ trong OF2 và peoxit H2O2...).
Chú ý:
- Số oxi hoá thường dùng là số oxi hoá trung bình.
- Số oxi hoá trung bình có thể nhận giá trị dương, âm, hoặc bằng 0. Số oxi hoá có thể là số nguyên cũng có thể là số thập phân.
- Đối với các hợp chất hữu cơ, tổng số oxi hoá của các nguyên tử ở 1 nhóm chứa 1 nguyên tử C bằng 0.
- Đối với nguyên tố phi kim nhóm nA: số oxi hoá cao nhất là +n và thấp nhất là (n - 8).
- Đối với nguyên tố kim loại: số oxi hoá thấp nhất là 0; cao nhất là +n (với kim loại nhóm nA).
Sau đây là một số bài tập vận dụng của hochoaonline.net: