Ngoài phản ứng với kim loại, tính axit của HCl còn được thể hiện khi cho HCl tác dụng với oxit bazơ, với bazơ và với các muối khác.
Cụ thể như sau:
1. Tác dụng với oxit kim loại → muối (trong đó kim loại giữ nguyên hóa trị) + H2O.
Fe3O4 + 8HCl → 4H2O + FeCl2 + 2FeCl3
Chú ý:
nHCl = 2nO (trong oxit) = 2nH2O
mmuối = moxit + mHCl - mH2O = moxit + 36,5nHCl - 18nH2O
= moxit + 36,5nHCl - 9nHCl = moxit + 27,5nHCl
2. Tác dụng với bazơ → muối (trong đó kim loại giữ nguyên hóa trị) + H2O.
Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O
Chú ý:
nHCl = nOH (trong hidroxit) = nH2O
mmuối = mhidroxit + mHCl - mH2O = mhidroxit + 36,5nHCl - 18nH2O
= mhidroxit + 36,5nHCl - 18nHCl = mhidroxit + 18,5nHCl
3. Tác dụng với muối → muối mới + axit mới (điều kiện muối mới kết tủa hoặc axit tạo thành yếu hơn HCl)
Na2CO3 + 2HBr → 2NaBr + H2O + CO2
Chú ý: Khi giải bài tập HCl tác dụng với muối thường dùng phương pháp tăng giảm khối lượng.
Hochoaonline.net mời bạn tham khảo các bài tập sau: