Chuyên đề 8. Kim loại nhóm A

Nhôm tác dụng với dung dịch kiềm

Al tham gia phản ứng dễ dàng với các dung dịch kiềm:

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

2Al + Ba(OH)2 + 2H2O  Ba(AlO2)2 + 3H2

Cơ chế:

- Trước tiên, Al tham gia phản ứng với nước:

2Al + 6H2O  2Al(OH)3 + 3H2

- Al(OH)3 sinh ra là hiđroxit lưỡng tính tan được trong dung dịch kiềm:

Al(OH)3 + NaOH  NaAlO2 + 2H­2O

Quá trình này lặp đi lặp lại đến hết.

Chú ý: Nếu cho hỗn hợp Na, K, Ba, Ca và Al (hoặc Zn) vào nước dư, xảy ra các phản ứng:

2M + 2H2O  2MOH + H2

MOH + H2O + Al  MAlO2 + 3/2H2

Trong quá trình giải toán có 2 trường hợp xảy ra:

- Trường hợp 1. Cả kim loại kiềm và Al đều phản ứng hết nếu số mol kim loại kiềm ≥ số mol Al.

- Trường hợp 2. Kim loại kiềm phản ứng hết, Al dư nếu số mol kim loại kiềm < số mol Al.

     Các bạn cũng nhớ thêm rằng mặc dù Al tác dụng được với cả axit và kiềm nhưng nhôm hoàn toàn không phải là một chất lưỡng tính mà trong các phản ứng đó nhôm chỉ đóng vai trò là chất khử.

     Mời các bạn tham khảo một số bài tập và câu hỏi sau đây: