Đề thi chọn HSG THPT Chuyên Duyên hải Bắc Bộ lần thứ

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT CHUYÊN

DUYÊN HẢI BẮC BỘ LẦN THỨ NHẤT

MÔN THI: HÓA HỌC 10

Ngày thi: 03/05/2008

Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1 (4,0 điểm)

1. Tổng số proton, notron và electron trong nguyên tử của 2 nguyên tố M và X lần lượt là 82 và 52. Hợp chất tạo bởi M và X có công thức là MXn với tổng số proton trong phân tử là 77.

 

a. Hãy viết cấu hình e và nêu vị trí của M, X trong bảng hệ thống tuần hoàn. Hãy chỉ ra sự liên hệ giữa cấu hình e và vị trí nêu trên.

b. Tìm công thức của MXn.

2. 14C là đồng vị kém bền, phóng xạ beta, có chu kỳ bán huỷ 5700 năm.

a. Hãy viết phương trình phóng xạ của 14C.

b. Tính độ phóng xạ của một người nặng 80,0kg: Biết rằng trong cơ thể người đó có 18% khối lượng là cacbon, độ phóng xạ của cơ thể sống là 0,277Bq tính theo 1,0 gam cacbon.

Câu 2 (4 điểm)

1. Viết công thức Lewis, dự đoán dạng hình học của phân tử (có giải thích) của các phân tử sau: H2S, CO2, XeOF4, BCl3.

2.         a. Tích số tan của AgCl ở 250C là 1,56.10-10. Tính độ tan của AgCl ra gam.lit-1 ở 250C trong nước nguyên chất.

b. Thêm 50 ml dung dịch HCl 1M vào 950 ml dung dịch AgCl bão hoà thu được dung dịch A. Tính:

- pH của dung dịch A.

- Độ tan của AgCl trong dung dịch A. Từ đó hãy so sánh độ tan của AgCl trong 2 trường hợp.

c. Khi thêm NH3 vào dung dịch AgCl, độ tan của AgCl tăng một cách đáng kể do có sự tạo phức:

Ag+ + 2NH3 Û Ag(NH3)2+    (1)

Tính hằng số cân bằng của phản ứng (1) và độ tan của AgCl trong dung dịch amoniac 2M. Biết rằng: độ tan của AgCl tỉ lệ với nồng độ amoniac thêm vào như sau:

S (mol/lit) : CNH3 (mol/lit) = 1 : 20

Câu 3 (4 điểm)

1. Hãy tính hằng số cân bằng của phản ứng sau:

3HIO Û HIO3 + 2HI

Cho: E0HIO/I2 = +1,54V; E0I2/2I- = + 0,54V; E0IO3-/I2 = +1,195V.

2. Cho phản ứng giữa chất A và B tạo thành chất C theo sơ đồ phản ứng sau:

aA + bB → C

Trong đó a, b là bậc riêng phần của cấu tử A và B (có thể hệ số a, b không đúng với hệ số tỷ lượng của phương trình hoá học). Kết quả các thí nghiệm như sau (Tại nhiệt độ không đổi)

Thí nghiệm

Nồng độ ban đầu (M)

Thời gian tiến hành phản ứng

Nồng độ chất A ở thời điểm t

1

[A]0 = 0,1000 và [B]0 = 1,000

5s

0,0975

2

[A]0 = 0,1000 và [B]0 = 2,000

5s

0,0900

3

[A]0 = 0,0500 và [B]0 = 1,000

20s

0,0450

a. Xác định tốc độ trung bình của phản ứng theo nồng độ chất A trong khoảng thời gian t của phản ứng.

b. Xác định bậc riêng phần của cấu tử A, B và bậc chung của phản ứng.

c. Tính hằng số tốc độ của phản ứng, cho biết đơn vị của hằng số tốc độ.

Câu 4 (4 điểm)

Cho sơ đồ pin điện hoá tại 250C: Ag,AgBr/KBr 1M // Fe3+ 0,05M, Fe2+ 0,1M/Pt.

1. Viết sơ đồ phản ứng xảy ra trong pin và chiều dũng điện khi pin hoạt động.

2. Tính E pin.

3. Tính nồng độ các ion trong mỗi điện cực khi pin phóng điện hoàn toàn.

Câu 5 (4 điểm)

Dung dịch A gồm hai muối: Na2SO3 và Na2S2O3:

- Lấy 100ml dung dịch A trộn với lương dư khí Cl2 rồi cho sản phẩm thu được tác dụng với BaCl2 dư thi thu được 0,647 gam kết tủa.

- Lấy 100ml dung dịch trên nhỏ vài giọt hồ tinh bột rồi đem chuẩn độ bằng iot thấy đến khi dung dịch bắt đầu xuất hiện màu xanh chàm thấy tốn hết 29ml I2 0,05M (I2 tan trong dung dịch KI).

1. Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch A.

2. Cho 100ml dung dịch A tác dụng với dung dịch HCl thì thu được bao nhiêu gam chất rắn?

Cho: S = 32; O = 16; I = 127; Na = 23; K = 39; Cl = 35,5.

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

----------- HẾT -----------

Họ và tên thí sinh: …………………………………………………………. Số báo danh: ……………………………