Năm 1878, nhà bác học Đức Phan-bec đã làm thí nghiệm với chất gọi là Cresolsunfanid do nữ hóa học Ana Phedoropna Vonkova đã điều chế ra lần đầu tiên. Một hôm vì đãng trí ông đã ngồi vào bàn ăn mà không rửa tay. Trong khi ăn, ông cảm thấy bánh mì ngọt một cách khác thường.
Muốn tìm hiểu nguyên nhân, Phan-bec lập tức chạy vào phòng thí nghiệm và tiến hành phân tích cẩn thận chất lỏng trong bình mà ông đã đổ các dung dịch vô ích vào đó. Hóa ra trong bình này có chứa một chất mà ông chưa hề biết đến, tạo ra khi ông làm thí nghiệm. Chất này gọi là SACCAROZƠ. Về độ ngọt thì nó ngọt hơn đường gấp 500 lần.
Năm 1903, nhà hóa học người Pháp là Benedichtut đã sơ ý chạm phải một cái bình thủy tinh rỗng và đánh rơi xuống sàn cách 3m rưỡi, ông rất lấy làm ngạc nhiên khi thấy cái bình mỏng manh không vỡ mà chỉ bị rạn nứt ngang dọc. Hóa ra bình này trước kia đã được dùng để đựng dung dịch Nitro Xenlulozơ tan trong ete, tức là một chất keo. Khi khô lại, chất keo tạo thành một màng rất mỏng, trong suốt và vững chắc ở mặt trong của thành bình và dính chặt vào thủy tinh. Màng này đã làm cho các mảnh thủy tinh rạn nứt gắn chặt vào nhau. Nhưng chẳng bao lâu vì quá bận rộn công việc nên Benedichtut đã quên khuấy câu chuyện thú vị này.
Sau một vài năm, qua báo chí ông thấy rằng trong các trường hợp rủi ro người lái xe và hành khách thường bị trọng thương do các mảnh kính vỡ bay vào. Benedichtut bỗng nhớ lại câu chuyện kia và quyết định điều chế một thứ thủy tinh không vỡ tan thành những mảnh sắc, gọi là thủy tinh TRIPOLEC, lắp vào các xe hơi.