- Tiến hành:
+ Dùng 2 cốc thuỷ tinh sạch, trong suốt có 2 nắp: một cái bằng thuỷ tinh, một cái bằng nhôm.
+ Tráng cốc thứ nhất bằng dung dịch NH3 đặc và dùng bông tẩm dung dịch HCl đặc bôi lên nắp thuỷ tinh.
+ Dùng giấy ráp đánh sạch nắp bằng nhôm để làm mất lớp nhôm oxit che phủ bên ngoài rồi bôi dung dịch muối thuỷ ngân lên trên. Đậy nắp nhôm vào cốc thứ 2.
+ Châm một điếu thuốc. Điều thuốc cháy toả ra những làn khói trắng. Đậy nắp thuỷ tinh bôi dung dịch HCl đặc vào cốc được tráng bằng NH3 đặc.
+ Đậy nắp nhôm vào cốc thuỷ tnh thứ 2.
Chú ý:
+ Nên tiến hành thí nghiệm thu khói trước.
+ Cần chuẩn bị các dụng cụ, hoá chất đầy đủ để sao cho khi điếu thuốc còn đang cháy có thể thực hiện thí nghiệm thu khói ngay.
- Hiện tượng:
+ Khi đậy nắp có bô dung dịch HCl đặc vào cốc có tráng dung dịch NH3 đặc, lập tức khói trắng xuất hiện dày đặc trong cốc.
+ Ở cốc thứ 2, nắp nhôm có hiện tượng mọc lông tơ. Hiện tượng xảy ra nhanh giống như tàn thuốc lá chui vào trong cốc.
- Giải thích:
+ Trong cốc thu khói, khí NH3 và khí HCl tác dụng với nhau tạo thành muối NH4Cl. Muối này được tạo ra ở dạng những hạt rất nhỏ nên trông như khói trắng:
NH3 + HCl → NH4Cl
+ Trong cốc thu tàn, khi bôi dung dịch muối thuỷ ngân lên nắp nhôm sẽ có phản ứng:
2Al + 3Hg2+ → 2Al3+ + 3Hg
Nhôm hoạt động hoá học mạnh hơn thuỷ ngân nên đẩy thuỷ ngân khỏi dung dịch muối của nó. Thuỷ ngân được giải phóng tạo thành một lớp hỗn hống Al-Hg trên bề mặt lá nhôm. Lớp này ngăn cản không cho tạo ra trên bề mặt lá nhôm lớp màng mỏng Al2O3 rắn chắc và liên tục vì thế nhôm không được bảo vệ như trước. Ở từng điểm nhỏ nhôm bị oxi hoá mạnh bởi oxi không khí tạo thành Al2O3 và mọc lên trông như lông tơ rất giống tàn thuốc lá.