Khi bạn trộn các hóa chất trong phòng thí nghiệm, bạn có thể dễ dàng quan sát phản ứng của chúng, nhưng trong cuộc sống thường ngày của chúng ta cũng xảy ra rất nhiều phản ứng hóa học.
Các phản ứng hóa học diễn ra trong thế giới quanh bạn, chứ không chỉ ở trong phòng thí nghiệm. Các vật chất tương tác với nhau hình thành nên sản phẩm mới thông qua một quá trình gọi là phản ứng hóa học hay biến đổi hóa học. Mỗi khi bạn nấu nướng, hay làm sạch, đó là các hóa chất trong phản ứng. Cơ thể của bạn sống và phát triển nhờ vào các phản ứng hóa học. Các phản ứng xảy ra khi bạn uống thuốc, quẹt diêm, hay hít thở. Dưới đây là 10 phản ứng hóa học trong cuộc sống thường ngày. Đây chỉ là mẫu nhỏ, vì hàng ngày bạn quan sát và trải nghiệm hàng trăm, hàng nghìn phản ứng hóa học khác nhau.
1. Quang hợp
Thực vật gây ra một phản ứng hóa học gọi là quang hợp nhằm chuyển Cacbon điôxit và nước thành dinh dưỡng (glu-cô-zơ) và Ô-xy. Đây là một trong những phản ứng hóa học phổ biến nhất thường ngày và đồng thời cũng là phản ứng quan trọng nhất, vì đấy là cách thực vật tạo ra dinh dưỡng cho chính chúng và các loài động vật, cũng như chuyển hóa cacbonic thành ô-xy.
Phương trình hóa học:
6CO2 + 6H2O + Ánh sáng → C6H12O6 + 6O2
2. Hô hấp tế bào hiếu khí
Hô hấp tế bào hiếu khí là quá trình ngược lại với quang hợp. Quá trình này năng lượng phân tử kết hợp với ô-xy chúng ta thở nhả ra năng lượng cần thiết cho các tế bào, sản phẩm phụ của nó là cacbonic và nước. Năng lượng các tế bào sử dụng là năng lượng hóa học có tên là ATP.
Đây là phương trình hóa học tổng quát quá trình hô hấp tế bào hiếu khí:
C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + Năng lượng (36 ATPs)
3. Hô hấp kị khí
Ngược lại với hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí là một loạt các phản ứng hóa học cho phép tế bào lấy lại năng lượng từ các phân tử phức hợp mà không có ô-xy. Các tế bào trong cơ của bạn thực hiện hô hấp kị khí bất cứ khi nào bạn tiêu hao ô-xy vận chuyển tới chúng, như lao động cơ bắp trong thời gian dài và cường độ lớn. Hô hấp kị khí diễn ra trong quá trình men và vi khuẩn lên men, sản xuất ê-ta-nol, cacbonic và các loại hóa chất khác để sản xuất ra pho-mat, rượu, bia, sữa chua, bánh mì và nhiều sản phẩm thông dụng khác.
Phương trình tổng quát của một hình thức hô hấp kị khí như sau:
C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2 + năng lượng
4. Sự cháy
Mỗi lần bạn quẹt diêm, châm nến, bật lửa hay châm vỉ nướng, bạn đều có thể quan sát được phản ứng cháy. Sự cháy là sự kết hợp các phân tử mang năng lượng với ô-xy để tạo ra khí cacbonic và nước.
Ví dụ, phản ứng cháy của propan, hình thành trong vỉ nướng ga và một số lò sưởi:
C3H8 + 5O2 → 4H2O + 3CO2 + năng lượng
5. Gỉ sét
Từ xa xưa, khi sắt hóa ra lớp bọc bên ngoài đỏ gọi là gỉ sét. Đây là một ví dụ của phản ứng ô-xy hóa. Các ví dụ hàng ngày khác về phản ứng ô-xy hóa như sự hình thành gỉ đồng trên bề mặt đồng hay xỉn bạc.
Đây là phương trình hóa học về hình thành gỉ sét:
Fe + O2 + xH2O → Fe2O3.xH2O
6. Kết hợp các hóa chất
Nếu bạn kết hợp giấm với baking soda làm núi lửa hóa học hay sữa với bột nở trong chế biến món ăn, tức là bạn đã làm thí nghiệm phản ứng thế. Các thành phần tái kết hợp tạo ra khí cacbonic và nước. Khí cacbonic hình thành nên bọt khí trong núi lửa, giúp cho các vật chất nóng chảy trào lên. Những phản ứng này có vẻ dễ thực hiện, nhưng nó thường bao gồm nhiều bước.
Đây là phương trình hóa học tổng quát cho phản ứng giữa baking soda và giấm:
CH3COOH + NaHCO3 → CH3COONa + H2O + CO2
7. Pin
Pin sử dụng phản ứng điện – hóa học hay phản ứng ô-xy hóa khử để chuyển hóa năng lượng hóa học thành điện năng. Phản ứng ô-xy hóa tự nhiên xảy ra trong các tế bào điện, còn phản ứng hóa học nhân tạo xảy ra ở trong các bình điện phân.
8. Quá trình tiêu hóa
Hàng nghìn phản ứng hóa học xảy ra trong suốt quá trình tiêu hóa. Ngay sau khi bạn đưa thức ăn vào trong miệng, một loại enzym trong nước bọt có tên là amylaza bắt đầu phá vỡ các phân tử đường và các cacbonhydrat thành các phân tử nhỏ hơn cơ thể chúng ta có thể hấp thu. Axit HCl trong dạ dày phản ứng với thức ăn nhằm phá vỡ chúng, đồng thời các enzym cũng bẻ gẫy các liên kết hóa học của các phân tử protein và chất béo, để cơ thể có hấp thụ chúng qua thành ruột ngấm vào máu.
9. Các phản ứng axit-bazơ
Khi bạn kết hợp một loại a-xit (như giấm, chanh, axit sulfuric, axit clohidric (HCl)) vơi một bazơ (như baking soda, xà phòng, a-mô-ni-ac, a-xê-tôn), tức là bạn đang thực hiện một phản ứng axit-bazo. Đây là những phản ứng trung hòa a-xit và bazơ, tạo ra muối và nước.
10. Phản ứng của xà phòng và các chất tẩy rửa
Xà phòng và các chất tẩy rửa làm sạch bằng các phản ứng hóa học. Xà phòng nhũ hóa bụi bẩn, tức là, bụi bẩn dầu bám vào xà phòng, rồi theo nước trôi đi. Chất tẩy rửa hoạt động theo cơ chế chất hoạt tính bề mặt, làm giảm sức căng bề mặt của nước để nước tương tác với dầu, cô lập, và rửa trôi bụi bẩn.
Nguồn: Hóa học ngày nay