Bài 10: Photpho

Bài 1 (49). Nêu những điểm khác nhau về tính chất vật lí giữa P trắng và P đỏ. Trong điều kiện nào P trắng chuyển thành P đỏ và ngược lại?

            Lời giải

- Điểm khác nhau trong tính chất vật lí giữa P trắng và P đỏ:

            + P trắng là chất rắn trong suốt, màu trắng hoặc hơi vàng, trông giống như sáp, có cấu trúc mạng tinh thể phân tử. P trắng  mềm, dễ nóng chảy. P trắng không tan trong nước, mà có khả năng tan trong một số dung môi hữu cơ (C6H6; CS2…), rất độc và gây bỏng nặng khi rơi vào da. P trắng bốc cháy trong không khí ở nhiệt độ trên 400c. Ở nhiệt độ thường, P trắng phát quang màu lục nhạt trong bóng tối.

            + P đỏ là chất bột màu đỏ, dễ hút ẩm và chảy rữa, bền trong khí khí ở nhiệt độ thường và không phát quang trong bóng tối, không tan trong các dung môi thông thường, chỉ bốc cháy ở nhiệt độ trên 2500c.

- Sự chuyển hóa giữa P trắng và P đỏ:

 

            + Đun nóng P trắng đến nhiệt độ 2500cvà không có không khí, P trắng chuyển thành P đỏ.

            + Khi đun nóng không có không khí, P đỏ chuyển thành hơi, khi làm lạnh hơi đó ngưng tụ lại thành P trắng.

Bài 2 (49). Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau đây và chi biết trong các phản ứng này, P có tính khử hay tính oxi hóa:

            P + O2 → P2O5                                                P + Cl2 → PCl3

            P + S → P2S3                                                  P + S → P2S5

            P + Mg → Mg3P2                                            P + KClO3 → P2O5 + KCl

            Lời giải

Lập phương trình hóa học của các phản ứng:

a. P + O2 → P2O5


(chất khử)                   

2P0 → 2P+5 + 10e        x 2

 2O0 + 4e → 2O-2        x 5

 4P0 + 10O-2 → 4P+5 + 10O-2

b. P + Cl2 → PCl3

0         0     +3  -1

4P + 5O2 → 2P2O5

 (chất khử)

 P0 → P+3 + 3e              x 2

 2Cl0 + 2e → 2Cl-1         x 3

2P0 + 6Cl-1 → 2P+3 + 6Cl-1

c. P + S → P2S3

0       0     +3 -2

2P + 3Cl2 → 2PCl3

(chất khử)

2P0 → 2P+3 + 6e          x 1

3S0 + 6e → 3S-2          x 1

2P0 + 3S0 → 2P+3 + 3S-2

d. P + S → P2S5

0        0    +5 -2

2P + 3S → P2S3

(chất khử)

2P0 → 2P+5 + 10e        x 1

5S0 + 10e → 3S-2        x 1

2P0 + 5S0 → 2P+3 + 5S-2

e. P + Mg → Mg3P2

0         0     +2     -3

2P + 5S → P2S5

(chất oxi hóa)

2P0 + 6e → 2P-3                      x 1

3Mg0 → 3Mg+2 + 6e               x 1

2P0 + 3Mg0 → 2P-3 + 3Mg+2

g. P + KClO3 → P2O5 + KCl

0     +1 +5 -2  +5  -2   +1 -1

2P + 3Mg → Mg3S2

 (chất khử)

 2P0 → 2P+5 + 10e                    x 3

 Cl+5 + 6e → Cl-1                     x 5

 6P0 + 5Cl-1 → 6P+5 + 5Cl-1

6P + 5KClO3 → 3P2O5 + 5KCl

Bài 3 (49). Thí nghiệm ở hình 2.13 chứng minh khả năng bốc cháy khác nhau của P trắng và P đỏ. Hãy quan sát, mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra?

            Lời giải

Thí nghiệm ở hình 2.13 chứng minh khả năng bốc cháy khác nhau của P trắng và P đỏ. P trắng ở xa ngọn lửa hơn nhưng lại bốc cháy trước chứng tỏ P trắng bốc cháy ở nhiệt độ thấp hơn P đỏ.

Bài 4 (50). Nêu các ứng dụng của P? Những ứng dụng đó xuất phát từ tính chất gì của P?

            Lời giải

Các ứng dụng của P:

- Phần lớn P được dùng để sản xuất axit H3PO4, phần còn lại chủ yếu được dùng để sản xuất diêm.

- P còn được dùng vào mục đích quân sự; sản xuất bom, đạn cháy, đạn khói…

Bài 5 (50). Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam P trong oxi dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 32% tạo ra muối Na2HPO4.

            a. Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra

            b. Tính khối lượng của dung dịch NaOH đã dùng

            c. Tính nồng độ % của muối trong dung dịch thu được sau phản ứng?

            Lời giải

a. Các phương trình phản ứng hóa học xảy ra:

            4P + 5O2 → 2P2O5                                         (1)

            P2O5 + 4NaOH → 2Na2HPO4 + H2O             (2)

b. Tính khối lượng dung dịch NaOH 32% đã dùng:

- Số mol P:

            nP = 6,2:31 = 0,2mol.

- Theo (1) và (2) ta có: nNaOH = 4nP2O5 = 2nP = 0,4mol → mNaOH = 0,4.40 = 16 gam.

→ mdung dịch NaOH = 16.100/32 = 50 gam

c. Tính nồng độ % của muối trong dung dịch sau phản ứng:

- Bảo toàn P ta có: nP2O5 = 1/2nP = 0,1mol; nNa2HPO4 = nP = 0,2mol.

- Khối lượng dung dịch sau phản ứng:

            mdung dịch = mP2O5 + mdung dịch NaOH = 0,1.142 + 50 = 64,2 gam.

- Khối lượng muối trong dung dịch:

            mNa2HPO4 = 0,2.142 = 28,4 gam.

- Nồng độ % của muối:

            C%NaH2PO4 =  = 44,2%.